Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định, nước tiểu trong và có thể xuất viện. Tuy nhiên, em cần uống thuốc kháng sinh uống để tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Theo bác sĩ Oanh, nếu không được xử trí tại các cơ sở y tế phù hợp, dị vật ở lâu trong bàng quang có thể gây viêm nhiễm, chảy máu. Nguy hiểm nhất, dị vật sẽ xuyên thủng bàng quang đi vào ổ bụng gây tổn thương các tạng, viêm phúc mạc hoặc gây thủng trực tràng, rò bàng quang trực tràng, thậm chí phải làm hậu môn nhân tạo.
Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp có dấu hiệu lệch lạc tình dục. Nếu kết quả thăm khám xác định có dấu hiệu sớm của tâm thần phân liệt, bệnh nhân sẽ được chuyển qua chuyên khoa Tâm thần để được điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Theo bác sĩ Vũ Thái Hoàng, Khoa Ngoại Tiết niệu, hiện một số bạn trẻ có xu hướng quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn… Nhiều trường hợp quan hệ sớm không được hướng dẫn, giáo dục về sức khỏe giới tính một cách thấu đáo.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo các bạn trẻ phải được giáo dục về giới tính, các động tác quan hệ cần nhẹ nhàng, tránh các tổn thương do quan hệ quá mạnh bạo hoặc ma sát quá lớn, gây ra các hậu quả đáng tiếc về sau.
Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có thể dùng lõi công nghệ của những ông lớn để phát triển. Những công ty siêu quy mô sẽ không thể giải quyết các bài toán cụ thể, theo phạm vi hẹp, mang tính địa phương hóa. Đây là cơ hội cho các công ty Việt Nam có thể hợp tác với Big Tech để phát triển.
Ông Nguyễn Mạnh Quý - Giám đốc Trung tâm Không gian mạng Viettel (Viettel Cyberspace) cho biết như vậy khi trao đổi với VietNamNet về tác động của ChatGPT và ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Trung tâm ông Qúy làm việc là đơn vị chuyên phát triển các giải pháp AI của Viettel với sản phẩm là Hệ thống chặn tin nhắn rác Antispam, Nền tảng AI (Viettel AI Open Platform) và Tổng đài tự động Cyberbot Callbot.
Theo góc nhìn của một chuyên gia, ông đánh giá ra sao về ChatGPT? Con chatbot này liệu có “thần thánh” như nhiều người vẫn nghĩ?
Theo tôi, ChatGPT là một bước đột phá mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Trước khi ChatGPT ra đời, các chatbot trên thị trường được phát triển theo hướng phạm vi hẹp, ngành hẹp. Ví dụ một con chatbot chăm sóc khách hàng chỉ có thể trả lời các nội dung hẹp liên quan đến công việc của mình.
Với ChatGPT, chương trình này sử dụng một lượng dữ liệu khổng lồ từ Open AI. Theo thông tin ban đầu, trong năm qua họ đã đầu tư 1 tỷ USD cho các mô hình GPT 1, GPT 2, GPT 3 và mới đây nhất là GPT 3,5. Với tập hợp dữ liệu lớn như vậy, ChatGPT giống như một cuốn bách khoa toàn thư ảo.
Khi người dùng hỏi, mô hình chatbot này sẽ lấy dữ liệu đã được xác thực như sách báo, tài liệu, ngoài ra bổ sung thêm dữ liệu trên Internet, website, mạng xã hội... để trả lời, giống như một “ông biết tuốt”. Tuy nhiên, ChatGPT chỉ có thể đưa ra kết quả về dữ liệu rộng, nếu chuyên sâu thì không thể trả lời được.
Trên thế giới liệu đã có chương trình chatbot nào có khả năng tương tự như ChatGPT?
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có mô hình chatbot nào như vậy. Sở dĩ ChatGPT phát triển rất nhanh và trở thành cơn sốt bởi mọi người hỏi gì nó cũng có thể trả lời. Nguyên nhân thứ hai là ChatGPT có khả năng sáng tạo nội dung theo chủ đề nhất định. Đây là những yếu tố giúp người dùng có thể sử dụng ChatGPT nhằm tối ưu công việc.
Theo tôi nhận thấy, cùng một câu hỏi nhưng khi hỏi nhiều lần thì cách thức trả lời của ChatGPT không giống nhau. Chính người sáng tạo ra ChatGPT cũng đưa ra lời khuyên là công cụ chỉ dùng để tham khảo chứ không có khả năng đưa ra câu trả lời chính xác.
Với Google, nếu chúng ta gõ một nội dung cần tìm kiếm, nó sẽ đưa ra hàng ngàn câu trả lời khác nhau (các website). Với ChatGPT, điểm mạnh của chương trình này là chỉ cho ra một đoạn text ngắn gọn, tóm tắt được nội dung câu trả lời sau khi tìm kiếm thông tin.
Thế nhưng, câu trả lời của ChatGPT lại không dẫn nguồn. Dữ liệu của chương trình cũng có thể sai, vậy nên người dùng cần cẩn trọng.
Để tạo ra một con AI có khả năng tương tự như ChatGPT cần có những điều kiện gì, thưa ông?
Để tạo ra ChatGPT cần một quá trình rất dài, bằng chứng là OpenAI đã phát triển rất nhiều phiên bản của mô hình GPT với những version từ 1 đến 3,5. Trong quá trình phản hồi tương tác của người dùng, ChatGPT dần được hoàn thiện.
Nhắc tới điều kiện để phát triển một chương trình trí tuệ nhân tạo như ChatGPT, đầu tiên chúng ta phải có một siêu máy tính, tiếp đến là phần dữ liệu đầu vào. Phải làm sạch dữ liệu để đảm bảo chatbot có nguồn thông tin tốt.
Các ông lớn công nghệ có đủ khả năng để thống lĩnh thị trường AI, giống như Google trong lĩnh vực tìm kiếm? Nói cách khác, liệu có còn cơ hội cho các doanh nghiệp khác, trong đó có doanh nghiệp công nghệ Việt Nam?
Những “gã khổng lồ” công nghệ như Google, Facebook, Amazon hoặc Microsoft có nguồn lực rất lớn và phong cách đầu tư khá bài bản. Thông thường, họ sẽ hướng vào việc tạo lập ra các nền tảng, hệ sinh thái.
Trên cái nền đó, các doanh nghiệp khác, trong đó có doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có thể dùng lõi công nghệ của những ông lớn để phát triển.
Với những công nghệ cần nguồn tài lực mạnh, doanh nghiệp tại các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ khó có khả năng đầu tư và việc đầu tư đi kèm nhiều rủi ro.
Tuy nhiên, những công ty siêu quy mô sẽ không thể giải quyết các bài toán cụ thể, theo phạm vi hẹp, mang tính địa phương hóa. Đây là cơ hội cho các công ty Việt Nam có thể hợp tác với Big Tech để phát triển.
Lợi thế của chúng ta là có dữ liệu "địa phương", nên tận dụng điều đó để hợp tác và hơn hết là tránh bị xâm chiếm về mặt công nghệ.
Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực rất rộng lớn, xin ông cho biết doanh nghiệp công nghệ Việt nên tham gia vào mảng thị trường nào?
Các công ty AI của Việt Nam nên tham gia vào một số lĩnh vực hẹp của trí tuệ nhân tạo như thị giác máy tính, camera thông minh. Tiếp theo nữa là chatbot, gợi ý sản phẩm trong thương mại điện tử hoặc những bài toán liên quan tới việc tạo ra nội dung.
Theo như tôi biết, phần lớn các công ty công nghệ trên thế giới đều đi theo một ngành hẹp như thế, rất ít công ty phát triển theo hướng bao trùm như các “gã khổng lồ” Big Tech.
Đối với Viettel, chúng tôi đang tập trung nghiên cứu phát triển AI với 3 lĩnh vực chính là xử lý tiếng nói và ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính và phân tích dữ liệu. Ngoài ra, Viettel cũng đang phát triển thêm 2 lĩnh vực Robotic và Digital Twin (bản sao số)
Xin cảm ơn ông!
Bài 2: Các công cụ mạnh như ChatGPT buộc người dùng phải “nâng cấp” bản thân
Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, từ đầu năm nay, Trung tâm đã xây dựng và nâng cấp hệ thống vé điện tử trên nền tảng web để phục vụ việc quản lý điều hành các hoạt động bán vé của Trung tâm cũng như phục vụ cho du khách, khách sạn, công ty lữ hành có thể chủ động mua vé trực tuyến khi tham quan các di tích tại Huế. Hệ thống hướng tới sẽ tích hợp trên nền tảng ứng dụng di động.
Được triển khai thử nghiệm từ tháng 11/2022 tại 4 địa điểm Đại Nội, Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng và Lăng Khải Định, hệ thống bán vé điện tử đã thu được những kết quả tích cực, thuận tiện hơn cho người dùng so với việc ứng dụng hệ thống thẻ từ để vào các cổng kiểm soát như trước đây.
Đến nay, toàn bộ vé tham quan tại 4 điểm di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế đều đã được cung cấp qua hệ thống phần mềm bán vé điện tử và du khách sẽ thực hiện quét mã QR khi vào cổng kiểm soát. Du khách và các đơn vị lữ hành có thể truy cập hệ thống eticket.hueworldheritage.org.vn để mua vé điện tử.
Ngoài chức năng chính là bán vé tham quan, hệ thống phần mềm còn giới thiệu theo hình thức giản lược các địa điểm du lịch thuộc quần thể di tích Cố đô Huế bằng những bài viết song ngữ Việt - Anh. Hệ thống hình ảnh di sản được chọn lọc với tính thẩm mỹ cao cũng là một điểm nhấn của ứng dụng công nghệ này.
Cùng với việc đưa vào vận hành chính thức hệ thống bán vé điện tử, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng ra mắt dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR. Đây là hình thức thực tế ảo mở rộng, dùng kính Nreal Glass (XR) và dịch vụ Ki-ốt chụp ảnh được phát triển từ dịch vụ thực tế ảo VR “Đi tìm hoàng cung đã mất” do Trung tâm và Công ty IV COM hợp tác thực hiện trước đây tại Đại Nội - Huế.
Cả 2 dịch vụ dùng kính Nreal Glass và Ki-ốt chụp ảnh đều là các dịch vụ có thu phí. Trong đó, với dịch vụ dùng kính Nreal Glass, du khách đeo kính để trải nghiệm nội dung XR nhận biết các vật thể tại các vị trí cụ thể trong quá trình tham quan Đại Nội Huế, được tạo nên dựa trên nền tảng máy chủ ảo cá nhân.
Với dịch vụ Ki-ốt chụp ảnh, máy được đặt trong Trung tâm VR và được chụp theo hình thức chụp AR - một loại hình dịch vụ chụp hình lấy phông nền là Hoàng thành Huế, kết hợp với các nhân vật lịch sử hoặc có thể chèn các hiệu ứng, biểu tượng cảm xúc, sau đó in ra ảnh hoặc các tấm thẻ.
Hồi tháng 8/2022, cũng để tạo thuận tiện cho người dân và du khách, nền tảng đô thị thông minh Hue-S của tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra phiên bản mới, tích hợp thêm nhiều dịch vụ, tiện ích phục vụ nhu cầu đa dạng của nhiều nhóm đối tượng người dùng với giao diện và chức năng riêng biệt bao gồm: công dân, doanh nghiệp, nhà nước và khách du lịch.
Theo đó, khi người dùng chọn 1 nhóm, nền tảng Hue-S chỉ hiển thị những chức năng cần thiết cho nhóm đối tượng đó. Chẳng hạn, khi chọn vai trò là khách du lịch thì toàn bộ hoạt động ứng dụng, thông tin cho người dùng sẽ chuyển đổi hẳn qua giao diện dành cho khách du lịch.
Mới đây nhất, nền tảng Hue-S đã được trao giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022” ở Top 10 hạng mục Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số.
" alt=""/>Du khách đến Quần thể Di tích Cố đô Huế quét mã QR để thanh toán phí tham quan